Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Thư Gửi Cho Những Blogger Tuyên Xưng Nước Chúa Thu Mar 28, 2013 4:45 am
[�] Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn Sun Jul 22, 2012 9:55 pm
[�] Tình Chúa cao vời Sun Jul 22, 2012 9:28 pm
[�] Lam dau - Phan Dinh Tung Sun Jul 22, 2012 9:25 pm
[�] on goi cua ngoi sao Sun Jul 22, 2012 9:22 pm
[�] Rớt nước mắt nơi "nghĩa địa"... online Fri Jun 01, 2012 9:50 am
[�] Yêu Nhau Không Bằng Hiểu Nhau Tue Mar 20, 2012 8:47 pm
[�] CÂU CHUYỆN SUY NIỆM HẰNG NGÀY : NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU Thu Feb 02, 2012 4:42 pm
[�] NGƯỜI MẸ BỒNG CON Wed Feb 01, 2012 9:04 pm
[�] NGÀY THỨ NĂM CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT 2012 Fri Jan 20, 2012 6:16 pm
[�] NGÀY THỨ BẢY CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT Fri Jan 20, 2012 6:13 pm
[�] NGÀY THỨ SÁU Fri Jan 20, 2012 5:06 pm

 

 KINH THÁNH CĂN BẢN (phần III)

Go down 
Tác giảThông điệp
Đôminicô Hiếu
Hỗ Trợ Viên
Hỗ Trợ Viên
Đôminicô Hiếu


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 09/08/2009
Age : 32
Đến từ : Giáo Họ Hiện Xuống¤Giáo Xứ Bến Gỗ

KINH THÁNH CĂN BẢN (phần III) Empty
Bài gửiTiêu đề: KINH THÁNH CĂN BẢN (phần III)   KINH THÁNH CĂN BẢN (phần III) I_icon_minitimeThu Dec 31, 2009 7:12 am

III. CỰU ƯỚC


1. Nguồn gốc các sách Cựu Ước

a. Cựu ước là gì?

Cựu ước là giao ước xưa Thiên Chúa thiết lập với dân Do Thái, qua ông Môsê, trong sa mạc, gần núi Xi-nai, sau khi đã cho ông biết Danh Người là Đức Chúa và giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập (Xh19,24). Giao ước này là nền tảng của đạo Do Thái, còn gọi là đạo cũ. Theo giao ước, dân Do Thái phải tôn thờ và phụng sự Chúa là Chúa duy nhất của họ bằng cách tuân giữ các điều răn của Người; còn về phía Thiên Chúa, Người hứa nhận dân này làm dân riêng, sẽ che chở, bảo bọc và thương yêu họ (Xh 20,1-21).

b. Nội dung phần Kinh thánh Cựu ước

Trong Kinh thánh, phần Cựu ước ghi chép những mặc khải trước khi Chúa Giêsu ra đời. Sách Cựu ước chứa đựng những điều Chúa nói với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cho đến khi ông Mô-sê đuợc Chúa truyền phải đưa dân ra khỏi Ai-cập và nhận muời điều răn trên núi Xi-nai. Sau đó Thiên Chúa còn tiếp tục nói với dân Người qua các ngôn sứ.

"Thiên Chúa chí ái đã ân cần trù liệu và chuẩn bị việc cứu độ toàn thể nhân loại theo một kế hoạch lạ lùng: Người đã tuyển chọn một dân tộc để ủy thác những lời ước hẹn. Quả vậy, sau khi lập Giao Ước với ông Áp-ra-ham (x. St 15,18) và với dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê (x. Xh 24,Cool, Thiên Chúa đã dùng lời nói, việc làm mặc khải cho dân Người đã chọn, để họ biết Người là Thiên Chúa độc nhất, chân thật và hằng sống, và nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa đối xử với loài người. Thiên Chúa còn phán dạy họ qua các ngôn sứ để ngày qua ngày, họ thấu hiểu các đường lối ấy sâu xa và rõ ràng hơn hầu đem phổ biến rộng rãi nơi các dân tộc (x. Tv 21,28-29; 95,1-3; Is 2,1-4; Gr 3,17). Vì thế chương trình cứu độ được các tác giả Sách Thánh tiên báo, thuật lại và giải thích đã trở thành Lời Chúa đích thật trong các sách Cựu Ước. Bởi vậy các sách được Thiên Chúa linh hứng này luôn có một giá trị vĩnh viễn: "Vì những gì đã được ghi chép là để dạy dỗ chúng ta, hầu chúng ta được hy vọng nhờ sự kiên nhẫn và nhờ sự an ủi của Sách Thánh" (Rm 15,4) (MK 14).

Phần Cựu ước gồm có 46 sách


2. Tại sao các Ki-tô hữu phải đọc Cựu Ước?

"Các Ki-tô hữu phải thành kính đón nhận các sách Cựu Ước, vì các sách này diễn tả một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Người, những tư tưởng khôn ngoan về đời sống con người, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng, ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta" (MK 15).

"Thiên Chúa là Ðấng linh hứng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước. Thực vậy, dù Ðức Ki-tô thiết lập giao ước mới bằng máu Người (x. Lc 22,20; 1Cr 11,25) nhưng các sách Cựu Ước vẫn được sử dụng trọn vẹn trong sứ điệp Tin Mừng, đạt được và bày tỏ đầy đủ ý nghĩa trong Tân Ước (x. Mt 5,17; Lc 24,27; Rm 16,25-26; 2Cr 3,14-16). Ngược lại Tân Ước cũng được sáng tỏ và giải thích nhờ Cựu Ước" (MK 16).


3. Ki-tô hữu đọc Cựu Ước thế nào?

a. Cựu Ước cũng là Lời Chúa nói với chúng ta, như chúng ta vẫn tuyên xưng trong Phụng Vụ.

b. Các sách Cựu Ước thuộc nhiều thể loại văn chương khác nhau, do đó khi đọc cần chú ý đến thể loại của từng cuốn sách hoặc từng phần. Thí dụ 11 chương đầu sách Sáng thế đã gây bao vấn đề chỉ vì người ta ngộ nhận cho đó là thể loại lịch sử. Ngay cả các sách gọi là lịch sử cũng không phải là lịch sử theo quan niệm thực nghiệm (kể lại đúng như các sự kiện xảy ra) nhưng là lịch sử cứu độ, nghĩa là tìm đọc ra ý nghĩa cứu độ, sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong các diễn biến lịch sử.

c. Tính cách tiệm tiến của mặc khải khiến cho các sách Cựu Ước còn nhiều điều chưa hoàn toàn, và chỉ có giá trị cho một giai đoạn. Ðọc Mt 5-7 hoặc 19,1-9 chúng ta thấy rõ điều đó. Hiến Chế về Mặc Khải cho chúng ta nguyên tắc này: "Thích ứng với hoàn cảnh nhân loại sống trước thời cứu độ do Chúa Ki-tô thiết lập, các sách Cựu Ước trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai, con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào, tuy có nhiều điều khiếm khuyết và tạm bợ, nhưng các sách ấy minh chứng khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa" (MK 15). Theo nguyên tắc tiệm tiến ấy, "Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước" (MK 16). Vì thế người Ki-tô hữu đọc Cựu Ước phải đối chiếu với Tân Ước để hiểu cho đúng Chúa muốn dạy mình điều gì.
Về Đầu Trang Go down
http://hienxuongbg.tk
 
KINH THÁNH CĂN BẢN (phần III)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần I)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần II)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần V)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần VI)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ :: Nguyện cầu - Cảm tạ - Sống Đạo :: Kinh nguyện-
Chuyển đến