Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Thư Gửi Cho Những Blogger Tuyên Xưng Nước Chúa Thu Mar 28, 2013 4:45 am
[�] Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn Sun Jul 22, 2012 9:55 pm
[�] Tình Chúa cao vời Sun Jul 22, 2012 9:28 pm
[�] Lam dau - Phan Dinh Tung Sun Jul 22, 2012 9:25 pm
[�] on goi cua ngoi sao Sun Jul 22, 2012 9:22 pm
[�] Rớt nước mắt nơi "nghĩa địa"... online Fri Jun 01, 2012 9:50 am
[�] Yêu Nhau Không Bằng Hiểu Nhau Tue Mar 20, 2012 8:47 pm
[�] CÂU CHUYỆN SUY NIỆM HẰNG NGÀY : NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU Thu Feb 02, 2012 4:42 pm
[�] NGƯỜI MẸ BỒNG CON Wed Feb 01, 2012 9:04 pm
[�] NGÀY THỨ NĂM CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT 2012 Fri Jan 20, 2012 6:16 pm
[�] NGÀY THỨ BẢY CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT Fri Jan 20, 2012 6:13 pm
[�] NGÀY THỨ SÁU Fri Jan 20, 2012 5:06 pm

 

 Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng

Go down 
Tác giảThông điệp
Đôminicô Hiếu
Hỗ Trợ Viên
Hỗ Trợ Viên
Đôminicô Hiếu


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 09/08/2009
Age : 32
Đến từ : Giáo Họ Hiện Xuống¤Giáo Xứ Bến Gỗ

Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng   Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng I_icon_minitimeTue Oct 06, 2009 8:17 am

Vô Hồn có mấy bài viết tìm đc chắc cũng có ích cho các GLV ,nếu có gì không đúng xin thứ lỗi: Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng Icon_biggrin


NGÔN NGỮ CỦA LỜI RAO GIẢNG
Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng Cvp96vy1

Mùa hè năm ấy tôi từ Đà Nẵng vào Sài-gòn. Tôi đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để viếng và cũng để tìm xem Toà Soạn báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và báo Tuổi Hoa ( mà ngày còn bé tôi hay đọc ) trông như thế nào, dù sau biến cố 75 thì hai tờ báo tuyệt vời của tuổi thơ tôi đã đình bản. Lang thang trong sân nhà sinh hoạt sau Nhà Thờ, tôi tò mò ghé mắt nhìn vào một lớp học, tôi đoán là lớp Giáo Lý Tân Tòng. Trên bục giảng là một vị, chắc là cha hay thầy, đeo kính trắng gọng đen, trông trí thức, đẹp và đạo mạo đang giảng bài. Vị ấy đọc hai câu Kiều:

“Mai sau dù có bao giờ,
thắp lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.

Và bài giảng tiếp theo mãi bây giờ đã hơn hai mươi năm qua tôi vẫn còn nhớ rõ: Ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió là dấu hiệu hữu hình diễn tả một thực tại vô hình ấy là có chị về trong cây cỏ.

Đó là hình ảnh của Bí Tích ! Tôi thấy thích thú trước cách giảng Giáo Lý đầy thi vị và hình tượng, đậm nét văn hoá như thế này, và không khó khăn gì để tôi tìm hiều và biết ngay vị giảng bài hôm ấy chính là cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, là tác giả nhiều bài viết trên tờ báo của Mẹ mà tôi đang cố tìm dấu vết “hồn thu thảo” của toà soạn, và là người bố của nhóm sinh viên Công Giáo chúng tôi sau này.

Tôi kể về bài giảng Giáo Lý buổi chiều ngày xưa ấy chỉ để nói lên một điều thôi: chân lý Đức Kitô là duy nhất và tuyệt đối, nhưng cách chân lý được gửi vào lòng người và vào lòng đời nằm ở chính ngôn ngữ của con người trong môi trường với khoảng không gian và thời gian được xác định rõ. Trong môn ngôn ngữ học, người ta vẫn cho rằng văn hoá nằm sâu trong ngôn ngữ. Đức Kitô là Lời của Chúa Cha, Người mang đậm nét văn hoá Thiên Cung, nhưng cũng là Lời đi vào trần gian dưới hình dạng và bản tính con người, nên Người cũng là hiện thân trong văn hoá và ngôn ngữ thời đại.

Người Kitô hữu được gọi để mang Tin Vui đi vào thế giới, để reo vang lên Tin Vui ấy nơi đồng loại của mình bằng ngôn ngữ con người. Ở Giáo Xứ, các Giáo Lý Viên cộng tác vào sứ vụ loan Tin Vui bằng ngôn ngữ của các em thanh niên, thiếu nhi. Vậy ngôn ngữ ấy phải được hiểu như thế nào ?
[size=16]Trước hết, đó là ngôn ngữ của Đức Kitô, Đấng tự bản thể là Lời muôn thuở


Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng H102_6
[/b]

Đi rao giảng về Lời muôn thuở, Giáo Lý Viên vừa có nhiều thuận lợi vừa có những ưu tư. Thuận lợi là bởi vì Lời đã có sẵn, vừa hiện diện như đối tượng để rao truyền, vừa là sức mạnh thôi thúc người nói và đồng thời cũng là phương tiện rao giảng. Khi một người bồi bàn dọn tiệc mà thức ăn đã sẵn sàng trên bàn, thì anh ta chỉ làm một việc đơn giản là mời thực khách dùng những món ăn ấy mà không cần thêm bất cứ phụ gia nào. Thế nhưng, Giáo Lý Viên lại phải thường xuyên ưu tư về công việc rao giảng của mình, bởi vì Lời là chân lý và cao siêu, trong khi khả năng của mình thì giới hạn, giới hạn về việc hiểu Lời, việc sống Lời trong đời sống thường nhật và giới hạn trong việc diễn đạt Lời bằng ngôn ngữ của mình. Dù gì đi nữa, ngôn ngữ sử dụng trong Giáo Lý nhất thiết phải là ngôn ngữ của Đức Kitô, đối tượng và cứu cánh của Giáo Lý. Vì Đức Kitô là chân lý tuyệt đối, nhập thể vào trong hữu hạn của trần gian, Người phải được giới thiệu cho trần gian bằng Lời của Người, nếu không, hình ảnh của Người có thể bị nhìn lệch lạc đi. Ít nhất, Giáo Lý Viên phải ý thức được ba tính cách đầu tiên của Lời đang rao giảng: có tính linh thánh, luôn chân thật và đầy yêu thương.

Nhiều Giáo Lý Viên quên mất tính cách linh thánh của Lời rao giảng, cho nên có thể dùng những kiểu nói dung tục hoặc những ví dụ quá thô thiển để trình bày Lời, cho rằng như thế sẽ làm lớp Giáo Lý sinh động hơn. Thật ra, sự sinh động của lớp học Lời Chúa khác xa với lối đùa giỡn nhí nhố của các nhóm sinh hoạt ngoài đường. Đùa thì vui thật đấy, nhưng nếu quá lố thì sẽ là không đúng chỗ. Lời Chúa bao giờ cũng là chân lý, cho nên Giáo Lý Viên không thể dùng những câu chuyện hoang tưởng hay lối nói ngoa ngữ, cợt nhã hay so sánh khập khiễng để giảng bài. Vì Lời Chúa là Lời của tình yêu, nên nội dung lời rao giảng phải qui về Tình Yêu tuyệt đối. Không thể dùng Lời để doạ dẫm các em về những hình phạt, khiến các em sợ hãi và rồi sẽ lớn lên trong sự khiếp hãi trước Đấng Yêu Thương.
Về Đầu Trang Go down
http://hienxuongbg.tk
 
Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng (GLV)
» Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng
» Ngôn Ngữ Của Lời Rao Giảng (Dành Cho GLV)
» nên lời ngôn sứ
» Gioan là một ngôn sứ (14.12.2009 - Thứ hai Tuần 3 mùa Vọng năm C)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ :: Văn - Thơ -Phim Công Giáo :: Giao Tiếp Ứng Sử-
Chuyển đến