Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Thư Gửi Cho Những Blogger Tuyên Xưng Nước Chúa Thu Mar 28, 2013 4:45 am
[�] Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn Sun Jul 22, 2012 9:55 pm
[�] Tình Chúa cao vời Sun Jul 22, 2012 9:28 pm
[�] Lam dau - Phan Dinh Tung Sun Jul 22, 2012 9:25 pm
[�] on goi cua ngoi sao Sun Jul 22, 2012 9:22 pm
[�] Rớt nước mắt nơi "nghĩa địa"... online Fri Jun 01, 2012 9:50 am
[�] Yêu Nhau Không Bằng Hiểu Nhau Tue Mar 20, 2012 8:47 pm
[�] CÂU CHUYỆN SUY NIỆM HẰNG NGÀY : NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU Thu Feb 02, 2012 4:42 pm
[�] NGƯỜI MẸ BỒNG CON Wed Feb 01, 2012 9:04 pm
[�] NGÀY THỨ NĂM CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT 2012 Fri Jan 20, 2012 6:16 pm
[�] NGÀY THỨ BẢY CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT Fri Jan 20, 2012 6:13 pm
[�] NGÀY THỨ SÁU Fri Jan 20, 2012 5:06 pm

 

 Thư mục vụ tháng Tư 2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường: "Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô"

Go down 
Tác giảThông điệp
minhthu_janny




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 12/09/2009

Thư mục vụ tháng Tư 2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường: "Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô" Empty
Bài gửiTiêu đề: Thư mục vụ tháng Tư 2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường: "Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô"   Thư mục vụ tháng Tư 2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường: "Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô" I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 10:03 pm

Thư mục vụ tháng 04/2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường:

Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô

Anh em linh mục, các tu sĩ nam nữ, chủng sinh

và toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,

Mùa Chay đã tới giai đoạn cuối, những ngày tuần Thánh là cao điểm diễn lại những chặng đường thương khó cuối cùng của Chúa Kitô. Nhưng cuộc đời của Chúa Kitô không kết thúc khi Người tắt thở trên Thánh giá hay được chôn cất trong mồ. Thật vậy, trong 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Người đều nói là sau khi chết ba ngày Người sẽ sống lại (x. Mt 16,21; 17,22; 20,17; Mc 9,31; 10,32; Lc 9,22; 9,43; 18,31). Và thực sự đã xảy ra như vậy. Chúa đã sống lại và hiện ra với bà Maria Mađalêna (x. Ga 20, 11-18), rồi với các người phụ nữ đến viếng mồ Chúa (x. Mt 28, 9-10), với các môn đệ chiều ngày Phục Sinh (x. Ga 20,19) và nhiều lần khác nữa (x. Mt 28, 16-20; Ga 20, 24-29. 21, 1-4). Cuối cùng Người đã về trời (x. Lc 24, 50-53; Cv 1, 9-10), ngự bên hữu Chúa Cha, rồi còn đến phán xét muôn dân trong ngày tận thế (x. Cv 1, 9).

I. Biến cố phục sinh trong nhiệm cục cứu độ

Năm nay là năm kính thánh Phaolô. Khi rao giảng Tin Mừng, một trong những điều thánh nhân nhấn mạnh là biến cố phục sinh của Chúa Kitô, vì ngài cho đó là sự kiện nòng cốt liên hệ tới sứ vụ của Đấng Cứu Thế, tới giá trị của những lời Người giảng, tới hiệu lực của việc chuộc tội cho nhân loại và cũng liên hệ mật thiết tới ơn cứu độ của chúng ta nữa. Ngài viết cho giáo dân Côrintô: “Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi là hão huyền, và đức tin của anh em cũng hão huyền!” (1Cr 15, 14). Đó là điều ngài đã nhận được từ mạc khải của Chúa (x. 1 Cr 15, 3), nhưng đó cũng là giáo lý truyền thống của Giáo Hội sơ khai, do các Tông đồ rao giảng và truyền lại. Chính thánh nhân viết: “Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy” (1 Cr 15, 11). Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI (Buổi triều yết chung ngày 05.11.2008), thì thánh Phaolô đã tôn trọng truyền thống của các Giáo Hội có trước ngài khi trình bày công thức đức tin chính ngài rao giảng.

1. Biến cố phục sinh và sứ vụ của Đấng Cứu Thế

Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người với mục đích chuộc tội cho nhân loại, giải thoát họ khỏi những điều mà tội lỗi đã mang đến. Thánh Phaolô viết: “Vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi đã gây nên sự chết” (Rm 5, 12). Như vậy, sứ vụ của Đấng Cứu Thế chính là cứu con người khỏi vòng tội lỗi và những hậu quả do tội lỗi gây nên, tức sự chết: chết về phần hồn, chết nơi thân xác. Chúa Cứu Thế đã thực hiện điều này qua tiến trình khổ nạn, chết và phục sinh. Ngài chết để tiêu diệt sự chết và phục sinh để mang lại sự sống cho nhân loại. Nhân loại đầu tiên được phúc sống lại là chính thân xác của Ngài. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã sống lại, Ngài là hoa quả đầu mùa của những kẻ đã an giấc” (1Cr. 15, 20). Bởi vậy, nếu chính thân xác Ngài không sống lại, thì làm sao thân xác loài người ở nơi chúng ta có thể được sống lại? Và nếu thân xác chúng ta không được sống lại, thì sứ vụ cứu thế của Ngài cũng chưa được hoàn tất! Nếu Ngài đã sống lại, thì đó là bảo chứng cho sự sống lại của thân xác chúng ta mai ngày. Ngài nói: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết … Tôi là sự sống lại và là sự sống, ai tin Tôi, thì dù có chết cũng sẽ được sống…” (Ga 6, 54; 11, 25 ).

2. Biến cố phục sinh xác nhận giá trị lời giảng của Chúa Kitô và của Hội Thánh

Như đã ghi nhận ở trên, trong cả ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn và cái chết của mình, Chúa Kitô đều khẳng định, ba ngày sau, Ngài sẽ sống lại. Thế rồi, khi người Do Thái đòi dấu lạ để chứng tỏ Ngài có quyền đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền thờ, Ngài đã trả lời: “Cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2, 19). Hay lần khác: “Như ông Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12, 40).

Các Tông đồ, và Huấn quyền của Giáo Hội từ xưa tới nay cũng luôn rao giảng như thế. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô: “Tôi đã truyền lại cho anh em điều mà tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Thánh Kinh … Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy” (1 Cr 15, 3-4. 11). Kinh tin kính chúng ta đọc hằng tuần cũng không có gì khác hơn: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô … Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh”.

Vì thế nếu Ngài không sống lại, thì những lời giảng dạy và tiên báo của Ngài sẽ không có giá trị gì và không đáng chúng ta tin. Trái lại, nếu Ngài đã sống lại, thì điều Ngài giảng, dù khó nghe, khó tin đến đâu, cũng thúc đẩy chúng ta tin tưởng thi hành, vì Ngài không tự mình nói ra, nhưng chỉ nói những gì đã nghe từ Chúa Cha: “Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian điều tôi đã nghe Ngài nói… Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết … tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy”(Ga 8, 26.28). Bởi đó, điều Người nói là những lời hằng sống và đem lại sự sống đời đời, như thánh Phêrô đã tuyên xưng (x. Ga 6, 68). Hơn thế, nếu Chúa không thực sự sống lại, thì lời rao giảng của Giáo Hội là những lời bịa đặt, và đức tin của chúng ta chỉ là hão huyền, vô ích.

3. Qua biến cố phục sinh, Đức Kitô được tôn phong là Chúa

Biến cố phục sinh còn là bằng chứng cho thấy Chúa Giêsu Kitô chính là Người Con Yêu Dấu của Chúa Cha mà tiếng từ trời đã công bố khi Người chịu phép Rửa tại sông Giođan và biến hình trên núi: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng” (Mt 3, 17; 17, 5). Người đẹp lòng Chúa Cha, vì Người vâng lời Chúa Cha, xuống thế làm người và chịu chết đền tội cho nhân loại. Vì thế khi phục sinh Người từ cõi chết, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, tỏ cho chúng ta thấy rằng công trình cứu độ Người thực hiện đẹp lòng Chúa Cha. Trong thư gởi giáo dân Philipphê, thánh Phaolô đã ghi lại cho chúng ta bài ca, mà có lẽ các cộng đoàn giáo hội tiên khởi thường hát để tôn vinh Đấng phục sinh: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất cùng trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ‘Đức Giêsu Kitô là Chúa’ (Pl 2, 6-11).

4. Biến cố phục sinh và ơn cứu độ của chúng ta

Thánh Phaolô đã nói rất chí lí rằng: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em thật là hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em” (1Cr 15, 17). Thật vậy, nếu Người đã không sống lại như lời Người rao giảng và tiên báo, thì công việc cứu chuộc của Người không phải là công việc của Thiên Chúa, không đẹp lòng Thiên Chúa, nên cũng chẳng đền tội được cho ai, chẳng cứu độ được ai, do đó, chúng ta vẫn còn là tội nhân, không được ơn nghĩa với Chúa, cũng chẳng được sống lại vinh quang ngày tận thế. Bởi vậy, sự phục sinh của Chúa là điều căn bản cho đức tin của chúng ta và cũng là điều hết sức quan trọng cho ơn cứu độ của chúng ta nữa.

II. Cùng sống lại với Chúa Kitô có nghĩa là: chúng ta phải trở thành con người mới

Sự sống lại của Chúa Kitô không chỉ liên hệ tới sứ vụ cứu độ của Chúa, tới lời giảng dạy của Hội Thánh, nhưng còn mật thiết liên hệ tới ơn cứu độ của chúng ta. Vì thế, khi tin chúng ta đã được cùng sống lại với Chúa Kitô, chúng ta phải làm sao cho niềm tin ấy thực sự đem lại kết quả hồng phúc ấy. Thánh Phaolô dạy: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình… Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5, 15.17).

Trở thành tạo vật mới nghĩa là gì? Thưa trở thành tạo vật mới là chết cho con người cũ, cùng với Chúa Kitô đóng đinh con người cũ của chúng ta vào thập giá, để cùng chết với Chúa Kitô, ngõ hầu có thể hủy diệt được con người đã bị tội lỗi đầu độc, lũng đoạn, con người với những tính hư nết xấu, những đam mê xác thịt, luôn bị ma quỉ, thế gian và xác thịt lôi kéo mê hoặc, để mặc lấy con người mới, con người đã được gột rửa trong Máu Thánh Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bằng ơn thánh và bằng Mình Máu Thánh Người, con người phải mặc lấy những tâm tình, những nhân đức và cách sống của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã dạy: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu (Pl 2, 5). Hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau… trên hết mọi đức tính anh em phải có lòng bác ái …” (Cl 3, 12-14).

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong bài giáo lý tại buổi triều yết chung ngày 05.11.2008 đã nói về vấn đề này như sau: “Chúng ta được mời gọi tham dự vào biến cố chết và phục sinh của Chúa Kitô với tất cả hữu thể thâm sâu của chúng ta. Thánh Tông đồ nói: chúng ta ‘đã được tham dự vào sự chết của Chúa Kitô’ và chúng ta tin rằng ‘chúng ta cũng được cùng sống với Người’. Quả thật, chúng ta biết điều này: khi đã phục sinh từ cõi chết, Chúa Kitô không còn chết nữa; sự chết không còn quyền lực gì trên Người nữa’ (Rm 6, 8-9). Điều đó được thực hiện qua việc tham dự vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Trong tiến trình nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô cách trọn vẹn, thì việc tham dự vào sự đau khổ của Đức Kitô phải đến trước, rồi sau đó mới có hy vọng đạt tới sự phục sinh. Đó cũng là kinh nghiệm bản thân của thánh Phaolô mà ngài đã mô tả trong các thư của ngài với những sắc thái tuy nhức nhối nhưng rất thực tế: ‘Vấn để là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ được nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong kẻ chết’ (Pl 3, 10-11; x. 2 Tm 2, 8-12). Giáo lý về thập giá không phải là một lý thuyết – nó là một thực tế của đời Kitô hữu. Sống đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, sống chân lý và tình thương đòi phải bỏ mình mỗi ngày, sẵn sàng chịu khổ nhọc. Kitô giáo không phài là con đường dễ đi, nhưng đúng hơn là một cuộc lên đèo cực nhọc, tuy được soi dẫn nhờ ánh sáng của Chúa Kitô và nhờ niềm hy vọng Người gợi lên”.

Anh chị em thân mến,

Tin chắc rằng Chúa Kitô đã phục sinh và chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Người, chúng ta hãy hăng say dấn thân xây dựng con người mới qua việc chết cho chính mình và sống cho Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô. Con đường không dễ dàng, nhưng với ơn Chúa chúng ta sẽ vượt qua được.

Xin Đức Mẹ là Đấng đã tích cực tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và đã được chia sẻ đầy đủ niềm hoan lạc phục sinh của Người, giúp chúng ta biết tích cực sống mầu nhiệm phục sinh của chúng ta; sẵn sàng chết cho con người cũ để sống cho con người mới, và kiên trì cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mỗi ngày mỗi hơn.

Thân ái chào anh chị em. Chúc anh chị em tuần Thánh sốt sắng và mùa Phục sinh hoan lạc.

+ Phêrô Trần Đình Tứ

Giám mục Phú Cường
Về Đầu Trang Go down
 
Thư mục vụ tháng Tư 2009 của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường: "Sống mầu nhiệm phục sinh theo giáo huấn của thánh Phaolô"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mộ 2 thánh Phêrô và Phaolô
» Bổ nhiệm Giám Mục cho Giáo Hội tại Việt Nam
» ONG THANH BAT DAC DI (phan tiep theo)
» Phản ứng cuả Hội đồng GMHK về thể chế mới cho Anh giáo trở về với Công giáo
» Các Giáo Hạt-Giáo Xứ Trong Giáo Phận Xuân Lộc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ :: Thông Tin Giáo Hội :: Tin Tức Hoạt Động Của Giáo Hội-
Chuyển đến