Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Thư Gửi Cho Những Blogger Tuyên Xưng Nước Chúa Thu Mar 28, 2013 4:45 am
[�] Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn Sun Jul 22, 2012 9:55 pm
[�] Tình Chúa cao vời Sun Jul 22, 2012 9:28 pm
[�] Lam dau - Phan Dinh Tung Sun Jul 22, 2012 9:25 pm
[�] on goi cua ngoi sao Sun Jul 22, 2012 9:22 pm
[�] Rớt nước mắt nơi "nghĩa địa"... online Fri Jun 01, 2012 9:50 am
[�] Yêu Nhau Không Bằng Hiểu Nhau Tue Mar 20, 2012 8:47 pm
[�] CÂU CHUYỆN SUY NIỆM HẰNG NGÀY : NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU Thu Feb 02, 2012 4:42 pm
[�] NGƯỜI MẸ BỒNG CON Wed Feb 01, 2012 9:04 pm
[�] NGÀY THỨ NĂM CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT 2012 Fri Jan 20, 2012 6:16 pm
[�] NGÀY THỨ BẢY CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT Fri Jan 20, 2012 6:13 pm
[�] NGÀY THỨ SÁU Fri Jan 20, 2012 5:06 pm

 

 KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV)

Go down 
Tác giảThông điệp
Đôminicô Hiếu
Hỗ Trợ Viên
Hỗ Trợ Viên
Đôminicô Hiếu


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 09/08/2009
Age : 32
Đến từ : Giáo Họ Hiện Xuống¤Giáo Xứ Bến Gỗ

KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV) Empty
Bài gửiTiêu đề: KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV)   KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV) I_icon_minitimeThu Dec 31, 2009 7:13 am

IV. TÂN ƯỚC

1. Tân ươc là gì?

Tân ước là giao ước mới do Thiên Chúa tái lập với loài người, qua Đức Giêsu Kitô, theo Lời Người hứa, để tha thứ cho họ tội bất trung và thất tín. Giao ước mới là do lòng trung thành và yêu thương của Thiên Chúa đối với dân của Người, để hướng dẫn họ bước đi theo luật Người truyền. Đây là giao ước vĩnh cữu, Chúa Giêsu thiết lập trong bữa Tiệc ly.



2. Nội dung phần Kinh thánh Tân ước

Sách Tân ước là phần mặc khải chính yếu về Thiên Chúa qua cuộc đời Đức Kitô cùng với những lời giảng dạy và việc làm của Người. Đức Giêsu mặc khải cho ta biết Người là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai giáng trần để nói với loài người về Nuớc Thiên Chúa và phần rỗi của nhân loại. Tuy vậy, Tân ước cũng chỉ ghi được một số điều liên quan tới những việc cần phải nói, chứ không thể ghi nhận được hết tất cả những điều Đức Giêsu đã nói hay những việc Người đã làm. Vì như Thánh Gioan viết: “Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm.Nếu viết lại từng điều một thì tôi thiết nghĩ cả thế gian cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra “ (Ga 21,25).



3. Qui Ðiển Tân Ước

Nguồn gốc danh từ Cựu Ước và Tân Ước: Tân Ước xuất hiện dưới hình thức một bộ sách gồm 27 cuốn, viết bằng tiếng Hi Lạp và mỗi cuốn dài vắn khác nhau rất nhiều. Mãi cuối thế kỷ thứ hai người ta mới quen gọi bộ sách ấy là "Tân Ước". Vì các sách trong bộ này, dần dần đã được uy tín rất cao, nên trong thực hành, người ta coi ngang hàng với các bản văn Cựu Ước, mà từ lâu, Kitô hữu vốn coi là bộ Thánh Kinh duy nhất của họ và đặt tên cho là "Lề Luật và Ngôn Sứ" theo thói quen Do Thái đương thời. Sở dĩ gọi chung bộ sách này là Tân Ước, cốt yếu là vì các nhà thần học Kitô Giáo đầu tiên, theo chân Thánh Phaolô (2C3, 14), đã nhận xét rằng: các bản văn ấy bao hàm những qui định của một Giao Ước Mới, phải chỉ huy mọi tương quan giữa Thiên Chúa và dân của Ngài, trong giai đoạn cuối cùng của lịch sử Cứu Ðộ. Gọi như thế, là muốn nhận định rằng: Giao Ước cũ, ký kết với ông Môi Sen, bây giờ Chúa Giêsu đã vừa đổi mới, vừa vượt quá đi rồi.

Sau khi Ðức Giêsu về trời, nhịp cầu duy nhất nối liền các Kitô hữu với Ðức Giêsu là các Tông Ðồ, những chứng nhân về toàn bộ cuộc đời trần thế của Người. Các Tông Ðồ chủ yếu làm chứng bằng lời rao giảng (Cv 6,2-4; Rm 10,14-15), nhờ đó đức tin được khơi dậy và nuôi dưỡng trong lòng các tín hữu.

Có hai yếu tố khiến cho các Kitô hữu nghĩ đến chuyện phải viết lại những chứng từ về Ðức Giêsu:

a. Trước hết là sự bành trướng của Kitô giáo sau quyết định của hội nghị ở Giêrusalem năm 49 (Cv 15). Cả một thế giới bao la của dân ngoại mở ra, Giáo Hội không còn chỉ đóng khung ở quanh Giêrusalem, nhưng đã vươn tới những miền xa tắp. Các Tông Ðồ phải liên tục đi nhiều nơi nên việc liên lạc bằng thư từ với các Giáo Hội trở nên cần thiết. Các thư của thánh Phaolô là một thí dụ về việc này.

b. Kế đó là việc các Tông Ðồ dần dần trở nên già yếu và qua đời. Làm sao bảo tồn được những chứng từ về lời nói và việc làm của Ðức Giêsu? Hơn nữa, nhu cầu huấn giáo cũng đòi hỏi việc sắp xếp lại những chứng từ truyền khẩu cho có hệ thống. Thế nên đã có những sưu tập, truyền khẩu cũng như thành văn; đây là những chất liệu cho các tác giả viết Tin Mừng sau này.

Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ, đã xuất hiện nhiều tác phẩm của các Kitô hữu. Vấn đề được đặt ra rõ nét từ giữa thế kỷ II là vấn đề xác định xem đâu là danh sách những tác phẩm cần được bảo tồn và coi như sách thánh, nói cách khác, đó là xác định thư quy của Tân Ước. Có một vài tiêu chuẩn hướng dẫn công việc này:

- Tác phẩm phải bắt nguồn từ các Tông Ðồ thì mới được nhận vào thư quy. Như các ngôn sứ xưa đã loan báo Ðức Giêsu nhờ ơn linh hứng (2 Pr 1,20-21), thì Nhóm Mười Hai (và Phaolô) giờ đây cũng làm chứng về sự hoàn tất viên mãn, nhờ cùng một ơn linh hứng đó (Cv 2,17-18).

- Phần lớn các sách Tân Ước đều được viết cho những cộng đoàn Kitô hữu nhất định, nên lịch sử và tầm quan trọng của một cộng đoàn cũng giúp nhiều cho việc bảo tồn một tác phẩm và thậm chí cho việc nhận tác phẩm đó vào thư quy. Dường như Tin Mừng Matthêu được gửi cho các cộng đoàn ở Xyria, và họ đã làm tốt nhiệm vụ này. Các Giáo Hội ở Hylạp và Tiểu Á có lẽ đã bảo trì các tác phẩm của thánh Phaolô và thánh Gioan. Giáo Hội ở Rôma đã bảo trì Tin Mừng Máccô và thư gửi tín hữu Rôma.

- Tác phẩm phải phù hợp với quy luật đức tin. Chẳng hạn như Tin Mừng của thánh Phêrô không được đưa vào thư quy vì có thể dẫn đến lạc giáo.

Dần dần có một sự nhất trí. Ở Ðông Phương, năm 367, thánh Athanaxiô, giám mục Alêxanria chấp nhận thư quy gồm 27 cuốn như ta ngày nay. Ở Tây Phương, "sắc lệnh của đức Ðamaxô" do công nghị Rôma công bố (năm 382) cũng chấp nhận như vậy. Thư quy coi như đã được ấn định vào cuối thế kỷ IV. Năm 1546, công đồng Trentô đã tái khẳng định thư quy của toàn bộ Kinh Thánh.

Ta thấy một tác phẩm được nhận vào thư quy vì nó là bản văn được linh hứng, nhưng ta chỉ biết chắc chắn là nó được linh hứng khi nó được nhận vào thư quy. Giáo Hội trước khi nhận vào đã phải suy nghĩ về truyền thống được coi là bắt nguồn từ các Tông Ðồ, đó là tiêu chuẩn để chọn lựa.



4. Các Ngụy Thư Tân Ước

Người ta đã dành tiếng ngụy thư tức là sách thiếu chính nghĩa, bị coi là bao hàm những ý tưởng ngoại lai đối với tư tưởng chính đàng hoàng của Giáo Hội. Về sau người ta kể là ngụy thư các sách Giáo Hội từ chối, không căn cứ giáo lý và đức tin của mình vào đó. Các sách này, cả khi được khuyên giáo hữu đọc riêng vì đặc tính xây dựng của nó, nhưng trong giờ phụng tự công khai thì không được dùng. Từ ngày đó, tiếng ngụy thư hàm ý rõ ràng là xấu. Các ngụy thư bị coi là truyền bá sự sai lầm.

Dù giá trị văn chương của nó thế nào đi nữa, các ngụy thư Tân Ước vẫn là sách tuyệt vời quí báu, giúp nghiên cứu đà tiến hóa các tư tưởng tôn giáo trong thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Khi thư quy được xác định, một số lớn tác phẩm không được kể vào thư quy này. trong đó có cả những tác phẩm nổi tiếng, thậm chí đã từng được một số vị có thẩm quyền công nhận là sách thánh, như sách Giáo Huấn của mười hai Tông Ðồ (cuối thế kỷ I hay đầu thế kỷ II), Người Mục Tử của Hécmát (đầu thế kỷ II, Rôma), thư của Banaba, hai thư của Cơlêmentê. Các tác phẩm này được bảo tồn cẩn thận và ngày nay vẫn được xếp vào các tác phẩm có giá trị của Giáo Hội buổi đầu.

Ta có thể chia các ngụy thư thành bốn loại như các sách trong Tân Ước:

- Các sách Tin Mừng: Tin Mừng của thánh Phêrô (tìm thấy một mảnh ở Aicập vào năm 1886), Tin Mừng của thánh Tôma, nay được chia làm 114 câu trong đó có 79 câu gần giống với Tin Mừng Nhất Lãm... Các Tin Mừng này ít nhiều mang dấu vết của phái ngộ giáo (gnosticisme), phái này cho rằng chỉ có việc giác ngộ mới đưa con người đến ơn cứu độ. Ngoài ra còn có Tin Mừng thời thơ ấu của thánh Tôma và Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê, hai tác phẩm này mang nhiều yếu tố huyền hoặc, lạ lùng.

- Các sách Công Vụ: Công Vụ của thánh Anrê chịu ảnh hưởng của ngộ giáo qua việc lên án hôn nhân và nhấn mạnh đến bản tính thiêng liêng của con người. Công vụ của thánh Gioan, Công Vụ của thánh Phaolô, Công Vụ của thánh Phêrô, Công Vụ của thánh Tôma. Nói chung tác giả các sách Công Vụ thích khai thác những yếu tố kỳ diệu, lạ lùng trong cuộc đời vị Tông Ðồ mà họ muốn ca ngợi.

- Các thư: Thư thứ ba gửi tín hữu Côrintô, Thư gửi tín hữu ở Laođikia, Thư của các Tông Ðồ. Nội dung của các thư này không có gì đặc sắc (trừ Thư của các Tông Ðồ) và giống với những bài luận bàn về thần học hơn là những lá thư.

- Các sách khải huyền: sách Khải Huyền của thánh Phêrô kể lại việc Ðức Giêsu chỉ cho các môn đệ thấy những miền ở thế giới bên kia, chỗ ở của kẻ dữ và hình phạt họ phải chịu. Còn sách Khải Huyền của thánh Phaolô lại xoay quanh thị kiến của thánh nhân được nói đến ở 2 Cr 12,2.



5. Bản Văn Tân Ước

Hơn 5,000 thủ bản sao lại bằng tiếng Hi Lạp

Bản văn 27 cuốn làm thành bộ Tân Ước, ta biết được nhờ rất nhiều thủ bản, soạn bằng những ngôn từ rất khác nhau và hiện nay còn giữ lại trong các thư viện tản mát khắp hoàn cầu. Trong mọi thủ bản này, không có cuốn nào là tự tay tác giả; nên tất cả đều là những bản sao đi sao lại các thủ bản ngày xưa, đã do chính tác giả tự mình viết ra hay là đọc cho thư ký viết. Mọi sách Tân Ước, không trừ cuốn nào, đều viết bằng tiếng Hi Lạp và hiện có trong ngôn ngữ này hơn 5,000 thủ bản, mà những cuốn cổ hơn đã viết trên chỉ cảo, và những cuốn khác viết trên da giấy. Trên chỉ cảo, thì ta có những phần đôi khi rất nhỏ trong Tân Ước mà thôi.

Về Đầu Trang Go down
http://hienxuongbg.tk
 
KINH THÁNH CĂN BẢN (phần IV)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần VI)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần VII)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần VII)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần I)
» KINH THÁNH CĂN BẢN (phần II)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ :: Nguyện cầu - Cảm tạ - Sống Đạo :: Kinh nguyện-
Chuyển đến