Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Thư Gửi Cho Những Blogger Tuyên Xưng Nước Chúa Thu Mar 28, 2013 4:45 am
[�] Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn Sun Jul 22, 2012 9:55 pm
[�] Tình Chúa cao vời Sun Jul 22, 2012 9:28 pm
[�] Lam dau - Phan Dinh Tung Sun Jul 22, 2012 9:25 pm
[�] on goi cua ngoi sao Sun Jul 22, 2012 9:22 pm
[�] Rớt nước mắt nơi "nghĩa địa"... online Fri Jun 01, 2012 9:50 am
[�] Yêu Nhau Không Bằng Hiểu Nhau Tue Mar 20, 2012 8:47 pm
[�] CÂU CHUYỆN SUY NIỆM HẰNG NGÀY : NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU Thu Feb 02, 2012 4:42 pm
[�] NGƯỜI MẸ BỒNG CON Wed Feb 01, 2012 9:04 pm
[�] NGÀY THỨ NĂM CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT 2012 Fri Jan 20, 2012 6:16 pm
[�] NGÀY THỨ BẢY CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT Fri Jan 20, 2012 6:13 pm
[�] NGÀY THỨ SÁU Fri Jan 20, 2012 5:06 pm

 

 Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
Đôminicô Hiếu
Hỗ Trợ Viên
Hỗ Trợ Viên
Đôminicô Hiếu


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 09/08/2009
Age : 32
Đến từ : Giáo Họ Hiện Xuống¤Giáo Xứ Bến Gỗ

Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 2)   Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 2) I_icon_minitimeThu Dec 31, 2009 6:57 am

2.- Lời kinh, tinh hoa của Lời Chúa

Thế nhưng tại Việt Nam, trước khi nói đến việc đọc trực tiếp các bản văn thánh, chúng ta nên ghi nhận một hiện tượng đặc biệt đã giúp các Kitô hữu Việt Nam sống Lời Chúa cách đơn giản, nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Vào thời gian đất nước chúng ta còn bị chia đôi thành hai quốc gia của những anh em thù nghịch (thờt Trịnh-Nguyễn phân tranh), để rồi rơi vào một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn khốc liệt, chính Lời Chúa đã mang lại một an ủi lớn lao cho các tín hữu. Trong thực tế, Lời Chúa vẫn luôn đóng vai trò nâng đỡ đời sống luân lý và thiêng liêng của Hội Thánh tại Việt Nam, một trong những Hội Thánh bị thử thách nhất do các cuộc bách hại đẫm máu và những giới hạn kỳ thị. Giáo dân Việt Nam đã tiếp xúc với Kinh Thánh không qua phụng vụ, vì vào lúc đó, các cuộc cử hành phụng vụ hoàn toàn được thực hiện bằng tiếng La-tinh, mà là qua á phụng vụ và các sáng tạo văn chương. Ðây là những suy ngẫm cộng đồng về các mầu nhiệm Kitô giáo, về cuộc đời của Ðức Kitô và của Ðức Trinh Nữ Maria, nhất là về mầu nhiệm Giáng Sinh và cuộc Thương Khó của Chúa; đây là những đề tài không bao giờ cạn không phải chỉ cho những buổi suy ngẫm nhằm cầu nguyện, nhưng cho cả các cuộc trình diễn dân gian và các sáng tác thi ca và nghệ thuật. Một bà hoàng có vị trí và văn hoá cao, được cha Alexandre de Rhodes rửa tội tại miền Bắc năm 1627, đã sáng tác trọn giáo lý công giáo ra văn vần, khởi đi từ cuộc sáng tạo thế giới cho tới cái chết và cuộc sống lại của Ðức Kitô, với một phụ lục về việc các nhà thừa sai Dòng Tên đến[5]. Một linh mục thuộc Nam bộ do Ðức Cha Lambert de la Motte truyền chức vào năm 1676 đã thực hiện một bản dịch đáng lưu ý từ Cựu Ước sang tiếng Việt văn chương có phẩm chất[6]. Tất cả các công trình thơ văn này đã góp phần khá lớn vào việc tháp nhập Lời Chúa vào trong ký ức sống động và trái tim yêu thương của các tân tòng người Việt. Do có thêm nhiều nhà thừa sai vào thế kỷ XIX và XX và cũng do sự trưởng thành tiệm tiến của hàng giáo sĩ địa phương và các tu sĩ bản địa, nền văn hoá Kinh Thánh thêm phong phú nhờ có các bản dịch ngày càng đầy đủ hơn về Kinh Thánh và nhờ việc phổ biến các bài suy ngẫm Kinh Thánh. Lời Chúa dưới các dạng á phụng vụ và Bí tích Thánh Thể một bên, việc chuyên cần lần hạt Kinh Mân Côi, cá nhân cũng như cộng đoàn bên kia, đã nuôi dưỡng và nâng đỡ đức tin của biết bao thế hệ Kitô hữu, cho đến đầu thế kỷ XX thật ra chỉ là những người công giáo. Khi không có Thánh Thể, chính Lời Chúa dười dạng cụ thể là Ðàng Thánh Giá, Kinh Truyền Tin, và các mầu nhiệm để suy ngẫm trong tràng hạt Mân Côi, đã đưa lại sức mạnh cho các vị Tử đạo có thể đứng vững trong đức tin và trung thành mãi đến cùng. Về phần tràng hạt Mân Côi, tràng hạt này lại không được gọi là "toát yếu của toàn thể Tin Mừng" đó sao? Và năm mầu nhiệm sự sáng, đã được Ðức giáo hoàng Gioan-Phaolô II cho tháp vào trong các mầu nhiệm truyền thống, lại không làm trọn cách cốt yếu bản toát yếu cho các tín hữu của thiên niên kỷ thứ ba đó sao?[7]

Lời Chúa đã được cô đọng lại và đi vào lòng người giáo dân Việt Nam qua các thế hệ xuyên qua các lời Kinh truyền thống mà người tín hữu công giáo thuộc nằm lòng. Do đó, lời Kinh chính là "tinh hoa" của Lời Chúa trở nên như hơi thở, nhựa sống của người tín hữu. Ngắm Ðàng Thánh Giá, lần chuỗi Mân Côi, nguyện Kinh Truyền Tin, suy ngắm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu ... đã thực sự là phương thế đem Lời Chúa vào trong nếp sống bình dân của người tín hữu Việt Nam.



3. Hội Thánh Việt Nam sống và phục vụ Lời Chúa dưới ánh sáng của Dei Verbum

Công đồng Vatican II, với cuộc canh tân phụng vụ và Hiến chế tín lý về Mặc khải Dei Verbum, dưới một làn hơi thổi mới của Thánh Thần, đã gây ra một đà lao (?) mới mẻ và một sinh lực lớn lao trong Hội Thánh tại Việt Nam, khi được Mẹ Hội Thánh nhìn nhận là đã trưởng thành bằng cách thiết lập Hàng giáo phẩm địa phương cho Hội Thánh tại Việt Nam vào năm 1960.

Trong Thư mục vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2005 với tựa đề "Sống Lời Chúa", tại số 8, nói về việc tăng cường vai trò ưu tiên của Kinh Thánh, các Ðức Giám Mục của chúng ta đã nhận định: "Yêu mến Kinh Thánh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Kinh Thánh, mà còn là siêng năng đọc Lời Chúa trong đời sống và cho đời sống cụ thể của mình. Nói cách khác, đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời". Với nhận định trên, các vị Chủ chăn cho thấy lòng "yêu mến Kinh Thánh" là điểm son của người tín hữu chúng ta.

a) Phiên dịch và phổ biến bản văn Kinh Thánh

Chính phát xuất từ lòng yêu mến nầy, mà đã có những nỗ lực không nhỏ trong Giáo Hội Việt Nam đối với Kinh Thánh, trong đó có nỗ lực phiên dịch và phổ biến Kinh Thánh. Ngay giữa lòng cuộc chiến huynh đệ tương tàn của đất nước chúng ta, kéo dài cho đến năm 1975, rồi từ đó đến nay, ngoài những bản dịch toàn bộ Kinh Thánh của Cố Chính Linh, vào năm 1913, bản phỏng dịch của linh mục Gérard Gagnon CSsR vào năm 1963, như đã nói trên; hoặc bản dịch một vài phần trong bộ Kinh Thánh của ông Mai Lâm Ðoàn Văn Thăng, của Linh mục An Sơn Vị, linh mục Trần Văn Kiệm; chưa kể bản dịch của anh em Tin lành. Trong vòng 40 năm nay, sau khi Dei Verbum ra đời, có bốn bản dịch toàn bộ Kinh Thánh: của Linh mục Ðaminh Trần Ðức Huân, dịch từ bản tiếng Phổ thông (La-tinh), xuất bản năm 1970; của Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn CSsR, dịch từ nguyên bản Do-thái, Hy-lạp, A-ram, xuất bản năm l976; của Ðức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, xuất bản năm 1985; của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, dịch từ nguyên bản tiếng Do-thái, Hy-lạp, A-ram, xuất bản năm 1998, đặc biệt nhắm sử dụng vào việc học tập nghiên cứu.

Nỗ lực của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng vụ trong việc phiên dịch và xuất bản, phổ biến Kinh Thánh rất đáng được trân trọng. Nhóm đã hình thành vào năm 1971, nghĩa là 6 năm sau khi Dei Verbum ra đời; và đã kiên trì làm việc trong lãnh vực phiên dịch và chú thích toàn bộ Kinh Thánh cho tới nay, liên tục 38 năm miệt mài với công trình phiên dịch. Một vài thành quả phổ biến Kinh Thánh của Nhóm này tính cho đến đầu tháng 3 năm 2009 là đã dịch và xuất bản các sách: Ngũ Thư; Lịch sử; Ngôn sứ; Giáo huấn; Bốn Sách Tin Mừng; Ðối chiếu Bốn Sách Tin Mừng; Kinh Thánh trọn bộ có dẫn nhập và chú thích đơn giản; Kinh Thánh trọn bộ cỡ lớn để trưng; Tân Ước có dẫn nhập và chú thích đơn giản; Lời Chúa trong Thánh lễ; Lời Chúa cho mọi người với dẫn nhập và chú thích của Bernard Hurault và Louis Hurault (Kinh Thánh trọn bộ và Tân Ước); Kể chuyện Kinh Thánh cho trẻ em (6-9 tuổi) dịch từ bản văn của Pat Alexander; Kể chuyện Kinh Thánh cho thiếu niên (10-15 tuổi) dịch từ bản của Pat Alexander; và trong năm 2008, Nhóm xuất bản cuốn Tân Ước với dẫn nhập và chú thích có hiệu đính[8].

Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam, đã có phong trào "mỗi quân nhân một Tân Ước", cốt đưa Lời Chúa vào trong các gia đình binh sĩ Công giáo; bản văn Tân Ước được dùng lúc đó là bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn. Ðến nay, người công giáo Việt Nam đã dễ dàng và trực tiếp tiếp xúc với Kinh Thánh, nhờ đó được thiêng liêng họ được nuôi dưỡng phong phú hơn. Bản dịch của Nhóm Phiên dịch CGKPV đã được phổ biến rộng rãi, bởi vì hơn hai triệu bản đã được xuất bản theo nhiều cách thức để tới với 6 triệu người công giáo, nên mỗi gia đình đã có thể có được một quyển Kinh Thánh trọn bộ hoặc ít ra một quyển Tân Ước.

b) Học hỏi và chia sẻ Lời Chúa

Nhiều giáo dân, nhất là 52.500 giáo lý viên rải rác tại mọi giáo xứ của đất nước, tạo thành những nhóm học hỏi và chia sẻ Lời Chúa, và ngày càng quan tâm hơn đến việc đào tạo giáo lý và thần học. Có những thủ bản ra đời như "Phương pháp Chia sẻ Phúc âm - Tài liệu huấn luyện các linh hoạt viên nhóm chia sẻ" giúp đào tạo các linh họat viên nhóm chia sẻ theo "phương pháp bảy bước". Các nhóm chia sẻ Lời Chúa cũng được giúp làm quen với "phương pháp Ðọc, Suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện" (= Lectio divina).

Ngoài các Ðại Chủng viện giáo phận vẫn cung cấp các giáo trình tốt về Kinh Thánh cho các linh mục tương lai, Học viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình và Trung Tâm Mục Vụ TPHCM với Chương trình đào tạo giáo dân cũng là những nơi phát xuất ra các giáo trình Kinh Thánh với nhiều trình độ, giúp cho anh chị em tu sĩ và giáo dân có cơ hội hiểu rõ hơn bản văn cũng như tiếp thu được các phương pháp đoc Kinh Thánh. Sau 1975, Liên Tu Sĩ TPHCM ra đời. Trong thời gian đầu, các bài suy niệm từ Lời Chúa do một số thành viên trong LTS viết, đã là một lương thực quý báu cho các linh mục và tu sĩ Dòng.

Các sách soạn thảo hoặc các bản dịch các bài giảng ngày Chúa Nhật, thậm chí các bài gợi ý cho ngày trong tuần, vẫn đang là những sách được phổ biến nhất nhắm đến các giáo sĩ và tu sĩ. Trong khi đó, các nhà thơ và và nhạc sĩ công giáo cũng ra sức khai thác kho tàng giàu có phong phú vô tận của Kinh Thánh. Dĩ nhiên, đôi khi những cảm xúc dâng trào đã đưa các nhạc sĩ và thi sĩ đến những lời kết dệt có phần xa bản văn ; nhưng điều này vẫn chứng tỏ là Kinh Thánh đang là nguồn cảm hứng dồi dào. Chúng ta đứng trước một hiện tượng rất thuyết phục: không những "máu của các thánh tử đạo" mà cả Lời Chúa được suy ngẫm, được chia sẻ, được ngâm nga ca hát, được sống và được loan báo, đang sản sinh ra các Kitô hữu mới và giúp dọn các tâm hồn biết bao người trẻ thành miền đất tốt mà đón lấy hạt giống Ơn gọi linh mục và tu sĩ.

Ngoài ra, Kinh Thánh cũng được các Vị Mục tử, các Dòng Tu nam, nữ và Ðại Chủng viện quan tâm rất nhiều, không những trong việc cử hành Phụng vụ, giảng dạy, mà còn trong việc tổ chức nhiều lớp học, khoá học về Kinh Thánh, Khoá Thường huấn cho các Linh mục trong các Giáo phận, trong các Hội Dòng Tu sĩ.

c) Sống Lời Chúa

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận như điều các Ðức Giám Mục đã nói trong lá Thư Mục vụ 2005: "Nhìn chung, Kitô hữu Việt Nam còn chưa thực sự chú trọng đến việc đọc Kinh Thánh. Có thể nói, chúng ta rất siêng năng đọc kinh, nhưng còn chưa chú trọng đến việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Kinh Thánh chưa có chỗ đứng xứng đáng trong các sinh hoạt đạo đức, nhất là trong đời sống gia đình". Chúng ta chân thành cám ơn các Ðức Cha đã chỉ rõ cho thấy những gì chúng ta cần phải chú tâm hơn trong việc tăng cường vai trò ưu tiên của Kinh Thánh trong các sinh hoạt đạo đức và nhất là trong đời sống gia đình của người tín hữu Việt Nam. Chúng ta không biện minh cho những giới hạn và thiếu sót của mình trong quá khứ, đối với thao thức và lời dạy của Công đồng trong Hiến chế Dei Verbum. Nhưng dầu sao, hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội Việt Nam 50 năm qua quả có nhiều điều để nói. Một nửa Giáo Hội chúng ta trong suốt thời gian diễn ra Công đồng, đã không có điều kiện khách quan để đón nhận những chỉ dẫn và soi sáng của Công đồng, nói chi đến việc tiếp cận với Dei Verbum! Do hoàn cảnh, có thể nói, mọi nỗ lực chủ yếu là để giữ đạo và tồn tại. Rồi, từ khi hai miền Giáo Hội hiệp nhất với nhau, cũng lại những nỗ lực chủ yếu là để giữ đạo và tồn tại, kéo dài một thời gian khá lâu. Có chăng một số thao thức, cố gắng và thực hiện trong những khả năng rất giới hạn của mình, để có thể làm một cái gì đó trong việc phiên dịch, phổ biến Kinh Thánh, tìm đọc và học hỏi, chia sẻ Lời Chúa, v.v . như vừa nêu ở trên. Do đó, trong vòng 50 năm qua, không biết có nơi nào đã triển khai, chứ chưa dám nói tới việc đào sâu Hiến chế tín lý về Mặc khải Dei Verbum! Cũng chưa có những tổ chức cụ thể và có thẩm quyền trong việc "aggiornamento" (cập nhật) các kiến thức từ các Hội nghị, phong trào quốc tế rất phong phú của Giáo Hội toàn cầu, cũng như của các Học viện Kinh Thánh, nhằm thúc đẩy việc học hỏi, đào sâu Lời Chúa. Chúng ta còn rất giới hạn và chịu nhiều thiệt thòi trong lãnh vực nầy, chưa có tiếng nói đóng góp đúng mức với Giáo Hội trong nước, nói chi đến các Giáo Hội trong khu vực, và Giáo Hội toàn cầu.

d) Lời chứng về việc Hội Thánh Việt Nam sống Lời Chúa tại THÐGM Thế giới XII

Một hồng ân hiếm có cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta: Ðức Cha Giuse Võ Ðức Minh, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang, và Ðức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hoá là những đại biểu của Giáo Hội Việt Nam, cùng với Cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản (đã được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh toà Ban Mê Thuột) được chính thức tham dự Thượng Hội Ðồng giám mục thế giới lần thứ XII vừa qua tại Rôma, họp từ ngày 5 đến 26 tháng 10 năm 2008. Khoá họp đã quy tụ 253 Nghị phụ, được tuyển chọn từ các đại biểu của Toà Thánh, của các Hội Ðồng Giám Mục thế giới, các đại diện Bề trên thượng cấp các Hội Dòng, v.v., quy tụ quanh Ðức Giáo Hoàng để bàn về đề tài "Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh". Hai Ðức Cha Giuse và Cha Vinh-sơn của chúng ta đã tham gia tích cực trong các phiên họp khoáng đại cũng như những buổi thảo luận ở tổ; các ngài đã có những đóng góp ý kiến, những bài phát biểu thay mặt cho Giáo Hội Việt Nam về những đề tài liên quan đến "Lời Chúa là nguồn an ủi, là sức mạnh, là ánh sáng, là nguồn hy vọng cho đời sống và sứ vụ của Dân Chúa tại Việt Nam. Ðặc biệt, Ðức Cha Giuse Võ Ðức Minh còn được Ban tổ chức Thượng Hội Ðồng mời chia sẻ Lời Chúa trong bài giảng ngày 7-10-2008 liền sau bài giảng của Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI ngày 6-10-2008.
Về Đầu Trang Go down
http://hienxuongbg.tk
 
Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 3)
» Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần Kết)
» Rao giảng Lời Chúa tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010)(Phần 1)
» TIN MỪNG TRỌNG ĐẠI (24.12.2009 - Lễ Chúa giáng sinh - lễ đêm)
» Ghi nhớ và suy niệm trong lòng (1.1.2010 - Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Công Giáo Gx.Bến Gỗ :: Thông Tin Giáo Xứ :: Lịch Sử Phát Triển-
Chuyển đến